Chăn nuôi là ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam, là một trong những nguồn cung cấp thực phẩm thiết yếu cho người dân. Tuy nhiên, nếu không xử lý sớm lượng nước thải chăn nuôi thải ra bên ngoài môi trường sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống cũng như sức khỏe con người, động vật. Tổ chức y tế thế giới (WHO) cho biết, nếu không có biện pháp thu gom và xử lý chất thải chăn nuôi heo một cách thỏa đáng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, vật nuôi và gây ô nhiễm môi trường trầm trọng.
1. Nguồn gốc của nước thải chăn nuôi:
Nước thải chăn nuôi phát sinh từ hoạt động chăn nuôi và được xả ra nguồn tiếp nhận nước thải.Đặc trưng quan trọng nhất của loại nước thải này (đặc biệt là chăn nuôi heo) là việc chúng có hàm lượng các chất hữu cơ và chất ô nhiễm được biểu thị qua các thông số môi trường như: COD, BOD5, TN, TP, SS,…những thông số này là nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường.
2. Quy chuẩn kỹ thuật thông số nước thải chăn nuôi:
Theo phụ lục II kèm theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP tại mức III, ngành nghề chăn nuôi thuộc danh mục loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao.
3. Các phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi:
Trong HTXLNT Chăn nuôi cần kết hợp nhiều biện pháp xử lý:
3.1 Biogas:
Ở bài viết “http://nanoentech.com.vn/tin-tuc/ham-biogas-vi-cuu-tinh-cho-nguoi-chan-nuoi-253.html”, Nanoen đã giới thiệu cho Quý Độc giả về những lợi ích mà hầm Biogas mang lại trong cuộc sống. Ứng dụng hầm Biogas vào trong quá trình chăn nuôi giúp giảm thiểu tối đa về mặt kinh tế, giữ cho cảnh quan môi trường xung quanh xanh, sạch, đẹp, tránh được các mầm bệnh nguy hiểm.
Biogas – một sản phẩm của quá trình phân hủy yếm khí các chất hữu cơ, được xem là một nguồn năng lượng tại chỗ thay thế cho dầu hỏa, củi,…Quá trình phân hủy yếm khí là quá trình phân hủy chất hữu cơ bởi các vi sinh vật yếm khí diễn ra trong điều kiện không có ô-xy.
3.2 Phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi heo bằng thực vật
Đây là phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi đem lại hiệu quả xử lý ổn định, chi phí xử lý thấp, không cần hóa chất hay chất dinh dưỡng cho cây thủy sinh phát triển, không yêu cầu công nghệ phức tạp, vận hành thường xuyên. Ngoài ra, các thực vật thủy sinh có thể sử dụng làm phân hoặc thức ăn chăn nuôi.
Sau đó vài ngày, khi các tạp chất đã lắng một phần, nước thải sẽ được đưa sang bể thực vật thủy sinh. Tại đây, các chất thải sẽ được xử lý bởi các thực vật thủy sinh có trong bể.
Các thực vật thủy sinh và các vi sinh vật sinh sống dưới rễ sẽ sử dụng các chất hữu cơ, vô cơ để sinh trưởng và phát triển. Ngoài ra, thực vật thủy sinh sẽ được trồng phủ kín mặt bể, hạn chế các chất thải phát tán vào không khí.
3.3 Phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi bằng bùn hoạt tính hiếu khí – thiếu khí kết hợp
Phương pháp hiếu khí kết hợp với thiếu khí (AO) – phương pháp kết hợp này nhằm loại bỏ chất hữu cơ và Ni-tơ một cách hiệu quả nhất. Quá trình Ni-trát hóa được thực hiện ở ngăn hiếu khí, khử ni-trát được thực hiện ở ngăn thiếu khí.
3.4 Phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi bằng phương pháp mương oxy hoá
Là một mương hình vành khăn hay oval trang bị các thiết bị cơ giới để thông khí. Mương oxy hóa cơ thể dùng để loại bỏ BOD trong nước thải, ni-trát hóa, khử ni-trát của nước thải. Loại bể này cần diện tích lớn, do đó chỉ thích hợp cho các cộng đồng ở những khu vực có giá đất rẻ.
Qua bài viết trên, 4M mong rằng Quý khách hàng sẽ hiểu rõ hơn về quy chuẩn xả thải và công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi. Nếu Quý khách hàng có nhu cầu cần tư vấn về dịch vụ môi trường, có thể liên hệ với 4M để được tư vấn chi tiết nhất. Với đội ngũ nhân viên có nhiều năm kinh nghiệm, chúng tôi có những dịch vụ trọn gói từ tư vấn hồ sơ môi trường đến thiết kế thi công và nhận vận hành hệ thống xử lý môi trường, tái vận hành và cung cấp vi sinh,…
4M luôn sẵn sàng đem lại sự trải nghiệm tốt nhất về dịch vụ, phù hợp với những nhu cầu của quý khách hàng.